Đối với các game thủ, việc máy tính với sự hỗ trợ của bàn phím mang lại sự thuận lợi cho việc trải nghiệm. Tất nhiên là chẳng chỉ có 1 hay 2 dòng bàn phím để chúng ta dễ lựa chọn. Trong hàng hà vô số các kiểu bàn phím, Switch cơ Cherry được cho rằng là loại bàn phím xịn, đáng tin cậy nhất. Thế nhưng, có nhất thiết phải là bàn phím cơ switch Cherry mới đủ sức giúp chúng ta “sống đúng nghĩa” hay không? Còn các dòng bàn phím nào khác mang lại những điều thú vị mỗi người có thể cảm nhận? Dựa theo những danh tiếng mà bàn phím cơ này đã có, chúng ta có thể so sánh loạt đặc tính cũng như một số sản phẩm bàn phím cơ tương đương nhé.
Nhận diện bàn phím cơ Switch Cherry
Mấy bạn mới bắt đầu chơi phím cơ hẳn cũng phải nghe danh dòng phím này. Bàn phím cơ Switch Cherry có từ năm 1985. Mãi cho đến nay, nó vẫn được xem là tiêu chuẩn. Chúng có cấu tạo đơn giản, đáng tin cậy và có chất lượng cực kỳ đồng đều. Các bạn thường mang tâm lý luôn ưu tiên cho những chiếc bàn phím sử dụng switch Cherry cao cấp.
Các dòng sản phẩm khác
Hiện nay, các hãng tầm dưới Cherry đã cải thiện chất lượng sản phẩm rất nhiều. Gateron thì được dân chơi phím cơ custom ưa chuộng. Đặc biệt là black switch (giống red switch nhưng nặng hơn) có độ trơn mượt xuất sắc. Switch của Kailh được Razer tin tưởng sử dụng trên những chiếc bàn phím gaming đắt tiền.
Hãng keycap Akko gần đây cũng tự làm bàn phím và sử dụng switch. Thậm chí switch của mấy hãng siêu bình dân như Outemu cũng đang dần tốt lên từng ngày. Các bạn thấy sao? Sự tiến bộ của các hãng này dần mang đến cho người dùng nhiều sự lựa chọn hơn, với những mức giá dễ chịu hơn.
Kết luận
Không thể phủ nhận một điều là switch cơ của Cherry vẫn đáng tin cậy nhất. Lại là thương hiệu uy tín nhất. Tuy nhiên nếu hầu bao của bạn còn eo hẹp thì cũng đừng quá ngần ngại mà không thử trải nghiệm những chiếc bàn phím giá mềm hơn. Cảm giác nhấn thì đương nhiên là có khác biệt chút ít rồi. Tuy nhiên, nếu là người mới thì thường sẽ chẳng cảm thấy được gì. Miễn là bạn nhớ mua mấy phím hãng có thương hiệu chứ đừng mua đồ thôi nổi trên mạng thì mấy con phím cơ “non-Cherry” cũng không đến nỗi nào đâu.
Và như mọi bài viết trước đó, mình vẫn khuyên bạn phóng thẳng ra showroom để trải nghiệm. Trước khi quyết định mua bàn phím đó. Tùy theo bản thân mình cảm nhận mà sẽ có những lựa chọn okie lah nhất nè.
Một số thông tin về bàn phím cơ switch Cherry bạn có thể tham khảo
Blue switch: Lực nhấn: 50g. Độ bền: 50 triệu lần bấm. Blue switch mang đến cho người dùng sự khác biệt rõ ràng nhất. Âm thanh clicky vui tai. Lực bấm khá nhẹ, thích hợp với người gõ văn bản nhiều. Bàn phím cơ này sẽ tạo “cảm hứng” khi làm việc trên những chiếc bán phím cơ sử dụng Blue switch. Chống chỉ định sử dụng trong các căn phòng nhỏ hoặc buổi đêm, ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
Brown switch: Lực nhấn: 45g. Cảm giác gõ: loại switch dung hòa giữa đánh máy và chơi game. Lực nhấn nhẹ kèm theo có khấc khi ấn nửa hành trình phím sẽ giúp người dùng hạn chế việc bấm nhầm khi đánh văn bản hay thao tác chậm trong những lúc chơi game.
Black switch: Linear, Lực nhấn: 60g. Cảm giác gõ: do có lực nhấn nặng nên black switch không phù hợp với những người dùng cần đánh máy nhiều, tuy nhiên, với một số người dùng, sử dụng black switch như một thói quen và hoàn toàn có thể sử dụng hàng ngày để chơi game và đánh máy (thích hợp với các loại keycap low/cherry profile), sẽ hạn chế việc mỏi tay khi sử dụng thời gian dài.
Red switch: Có lực nhấn: 45g. Cảm giác gõ: Red switch được rất nhiều game thủ sử dụng bởi lực nhấn nhẹ, dễ dàng thao tác nhanh trong các thể loại game yêu cầu combo (LOL, Dota2…) hoặc di chuyển trong các tựa game FPS (CS:Go, Overwatch…).
Bạn có thể truy cập vào trang tin để tìm kiếm các bài khác cùng chuyên mục Esport.
Nguồn: gamek