Nhật Bản là quốc gia châu Á đầu tiên đăng cai tổ chức Thế vận hội Olympic. Nhờ thành công của thế vận hội mà xứ sở mặt trời mọc đã có một chiến thắng vô cùng lớn. Đây được coi như bước đệm đẩy Nhật Bản vào kỷ nguyên hiện đại. Sau 56 năm, Nhật Bản sẽ tổ chức Thế vận hội Tokyo 2020 tại thủ đô Tokyo. Nơi đây được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều bất ngờ cho những người hâm mộ thể thao.
Tuy nhiên, Olympic và Paralympic Tokyo đã bị hoãn do đại dịch vi-rút corona chủng mới. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một kỳ Thế vận hội sẽ được dời sang năm khác. Đây cũng được coi như một cơ hội để các vận động viên có thêm thời gian. Đồng thời, cũng là lúc để các quốc gia đặt ra mục tiêu chính xác cho đội tuyển của mình. Đáng chú ý đến là đoàn Philippines khi chia sẻ về khả năng nước này có thể giành được hai huy chương Vàng tại Thế vận hội Olympic mùa hè Tokyo 2020.
Quyết định hoãn Thế vận hội Tokyo 2020
Ngày 24/3, Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế và Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đã nhất trí hoãn Thế vận hội Tokyo đến năm 2021.
Hành trình rước đuốc dự kiến bắt đầu vào ngày 26/3 cũng phải tạm ngừng. Nhưng ngọn lửa Olympic vẫn ở lại Nhật Bản.
Ủy ban Olympic các nước hoan nghênh quyết định này. Liên đoàn Thể thao Olympic Đức cho biết quyết định được đưa ra nhanh chóng và rõ ràng. Quyết định thể hiện lập trường của cộng đồng thể thao quốc tế. Đó là nỗ lực hết sức để giúp khống chế đại dịch.
Vấn đề không còn là Nhật Bản có thể tạo điều kiện an toàn cho Olympic hay không. Mà sẽ là các nước khác trên thế giới có tham gia được Thế vận hội hay không. Khi vi-rút đang lan rộng trên toàn cầu.
“Nhân loại đang đi qua một đường hầm vô cùng tối tăm. Và chúng tôi muốn biến ngọn lửa Olympic thành ánh sáng cuối đường hầm. Thế vận hội Tokyo vào năm 2021 sẽ là sự kiện tuyệt vời đánh dấu vượt qua thử thách này”.
Tham vọng của Philippines
Tính đến nay, quốc đảo này vẫn chưa giành được tấm huy chương Vàng Olympic nào. Mặc dù giành tới 03 huy chương Bạc và 07 huy chương Đồng. Huy chương Bạc môn cử tạ Olympic Rio 2016 của Philippines là Hidilyn Diaz và nhà vô địch thế giới môn thể dục Carlos Yulo. Đây có thể sẽ là vận động viên gánh trọng trách giành tấm huy chương Vàng tại Thế vận hội. Hidilyn Diaz và Caloy đã chứng minh thực lực của mình dựa trên thực tế. Ủy ban Thể thao Philippines cũng sẽ tạo điều kiện để hỗ trợ các tài năng của đất nước.
Những cái tên sáng giá
Philippines đang nhắm đến mục tiêu cử 29 vận động viên đến Thế vận hội Olympic mùa hè Tokyo 2020. Các đại diện này sẽ đến thủ đô Tokyo vào thời đểm một tháng trước khi sự kiện chính thức diễn ra. Một đội tinh nhuệ sẽ hỗ trợ các vận động viên Philippines trong quá trình tham gia thi đấu tại Tokyo 2020.
Yulo, 20 tuổi, đã giành suất tham dự Thế vận hội Olympic mùa hè Tokyo 2020. Sau khi giành chiến thắng tại Giải vô địch thể dục nghệ thuật thế giới năm 2019. Còn Diaz đang trong quá trình tham gia thi đấu vòng loại.
Những hy vọng khác của Ủy ban Olympic Philippines bao gồm vận động viên nhảy sào EJ Obiena và võ sĩ quyền Anh Eumir Marcial và Irish Magno. Cả ba đều đã giành vé tham dự Thế vận hội Olympic mùa hè Tokyo 2020. Nhà vô địch quyền Anh thế giới Nesthy Petecio dù chưa vượt qua vòng loại nhưng cũng có thể được coi là niềm hy vọng huy chương Thế vận hội Olympic mùa hè Tokyo 2020. Cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu do Covid 19 đã ảnh hưởng lớn đến quá trình chuẩn bị cho các vận động viên đến với Tokyo 2020. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển vắc xin như hiện nay, hy vọng các vận động viên có thể trở lại tập luyện vào tháng Giêng.
Đảm bảo quy tắc chống doping trong quá trình thi đấu
Sẽ không có sự xung đột nào
Tổ chức chống doping thế giới đã đưa ra khẳng định. Vắc-xin Covid19 hoàn toàn đảm bảo quy tắc chống doping. Sức khỏe của các vận động viên là mối quan tâm hàng đầu trong thời kỳ đại dịch này. Chính vì vậy, các vận động viên hoàn toàn có thể yên tâm rằng vắc-xin khó có thể gây ra vi phạm quy tắc chống doping theo Bộ luật chống doping thế giới.
Tổ chức chống doping thế giới sẽ chịu trách nhiệm giám sát về mọi trường hợp được tiêm phòng vắc xin Covid-19. Việc giám sát, quản lý sẽ góp phần đảm bảo rằng vắc xin và các nguyên tắc chống doping không xung đột với nhau. Kể cả những loại vắc-xin này mới được công bố. Nhưng không có lý do để lo lắng chất trong đó sẽ xung đột với các quy tắc chống doping.
Tuyên bố của Tổ chức chống doping thế giới được đưa ra sau khi một quan chức cấp cao về Phòng chống doping của Anh đã dẫn ra chỉ trích từ một số vận động viên. Nick Wojek, người phụ trách bộ phận khoa học và y học Tổ chức phòng chống doping của Anh cho biết tổ chức này đang chờ cập nhật tiến độ từ Tổ chức chống doping thế giới.
Công tác triển khai
Tổ chức chống doping thế giới hiện đang phối hợp chặt chẽ với các công ty dược phẩm và Liên hiệp các nhà sản xuất và hiệp hội dược phẩm quốc tế nhằm xác định các thành phần của vắc-xin đang được phát triển có nằm trong danh sách cấm hay không và liệu các công nghệ đang được sử dụng có gây ra bất kỳ biến chứng nào khi phát hiện doping hay không.
Còn quá sớm để đưa ra tuyên bố dứt khoát về bất kỳ loại vắc xin cụ thể nào. Nhưng rất khó có khả năng chuỗi RNA hoặc DNA được sử dụng cho các loại vắc xin Covid-19 xung đột với các quy định chống doping. Tương tự, rủi ro liên quan tới các tá dược được sử dụng cho các loại vắc-xin Covid-19 sẽ gây ra các vấn đề cho thể thao và các quy định chống doping cũng được dự đoán là rất nhỏ.
Vương quốc Anh đã bắt đầu triển khai vắc-xin Covid 19. Sau khi các cơ quan quản lý của Vương quốc Anh chấp thuận việc sử dụng vắc-xin Pfizer-BioNTech. Khoảng 800.000 liều vắc-xin dự kiến sẽ được triển khai trong những tuần tới. Người lớn tuổi và người chăm sóc họ sẽ được ưu tiên tiêm vắc xin. Nhân viên y tế tuyến đầu và chăm sóc xã hội sẽ là đối tượng ưu tiên thứ hai. Những vận động viên Paralympia sẽ được cung cấp vắc-xin này ngay sau khi Vương quốc Anh thông qua danh sách ưu tiên của mình.
Hướng dẫn lưu trú cho Thế vận hội Paralympic mùa hè Tokyo 2020
Mục đích của hướng dẫn
Các vận động viên tham dự Thế vận hội Paralympic mùa hè Tokyo 2020 được yêu cầu chỉ đến trước từ 5 đến 7 ngày. Trước khi môn thi diễn ra và khởi hành không quá 2 ngày sau khi kết thúc thi đấu. Thực hiện theo hướng dẫn về thời gian lưu trú đã được Ủy ban Paralympic quốc tế phê duyệt. Mục đích của hướng dẫn là “giảm thiểu số lượng người lưu trú trong Làng Paralympic tại bất kỳ thời điểm nào để giảm thiểu rủi ro do phơi nhiễm Covid-19”.
“Cần phải điều chỉnh chính sách đến và đi” để đảm bảo đáp ứng các tiêu chí. Các tường hợp ngoại lệ về thời gian lưu trú được xem xét tùy thuộc vào các tiêu chí cụ thể. Hướng dẫn của Ủy ban Paralympic quốc tế về thời gian lưu trú của vận động viên tại cũng tương tự như hướng dẫn của Ủy ban Olympic quốc tế. Các vận động viên cũng có khả năng được yêu cầu ở lại Làng. Và sẽ được khuyến khích không ra ngoài tham quan khi ở thủ đô của Nhật Bản. Đây như một phần của nỗ lực giảm thiểu rủi ro do Covid-19 gây ra.
Sức khỏe và an toàn luôn được đặt lên hàng đầu
Các nhà nghiên cứu cho rằng quy tắc này sẽ làm giảm kinh nghiệm tham gia của các vận động viên. Nhưng cũng có ý kiến, các quy tắc đó cần phải được áp dụng vì tình hình sức khỏe toàn cầu.
Chủ tịch Ủy ban Paralympic quốc tế Andrew Parsons đánh giá cao những nỗ lực to lớn mà Ban tổ chức Tokyo 2020, Ủy ban Olympic quốc tế, Chính quyền Thủ đô Tokyo, Chính phủ Nhật Bản và Ủy ban Paralympic quốc tế đang thực hiện nhằm ứng phó với những trường hợp đặc biệt để Thế vận hội Olympic và Paralympic mùa hè Tokyo 2020 diễn ra một cách an toàn và bảo mật vào năm tới. Rất nhiều công việc đang diễn ra ngay lúc này. Và Ủy ban Paralympic quốc tế sẵn sàng chia sẻ thêm thông tin với tất cả các bên liên quan.
Hiện tại, tất cả các nỗ lực đang hướng tới việc đảm bảo sức khỏe và sự an toàn. Đối tượng là tất cá nhân và tập thể liên quan đến Paralympic. Bắt đầu từ các vận động viên.
>> Đừng bỏ lỡ những tin tức HOT nhất liên quan đến thể thao quốc tế tại: Thể thao Châu Á
Nguồn: tdtt.gov.vn