Tìm hiểu về sự thật của kim châm thử độc trong giới võ thuật. Thông tin này là thông tin rất cần thiết dành cho dân võ. Đặc biệt là những người thường xuyên xem phim kiếm hiệp. Họ sẽ không còn xa lạ gì với loại kim châm này. Trong phim, chúng được cho là có thể thử được bách độc. Thậm chí, chúng còn được dùng để kiểm tra thức ăn của nhà vua, công chúa trước khi dùng.
Bài viết này sẽ trình bày một số thông tin hữu ích dành cho dân võ. Đó là về sự thật của kim châm thử độc trong giới võ thuật. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có được những thông tin bổ ích. Từ đó bạn sẽ có thêm kiến thức về loại kim châm này. Mặc dù hiện nay nó không còn phổ biến như xưa, nhưng chúng ta cũng không nên bỏ qua nó.
Kim châm thử độc nổi tiếng qua phim ảnh
Trong các bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết Kim Dung thường xuất hiện chi tiết các cao thủ hay dùng kim châm để thử chất độc trước bữa ăn. Việc làm này thực chất có đem lại hiệu quả như mong muốn?
Với fan của Kim Dung thì kim châm thử độc không quá xa lạ. Có thể gọi nó là vật bất li thân mà các cao thủ hay mang theo bên người. Với các đại hiệp khi hành tẩu giang hồ, dù giỏi võ đến đâu khi vào quán họ vẫn thường xuyên dùng kim châm này để thử độc tố trước khi ăn. Một chi tiết nhỏ nhưng cho thấy sự hiểm ác trong giới võ lâm.
Với bối cảnh võ lâm kiếm hiệp thời xa xưa được miêu tả bởi nhà văn Kim Dung, dù trên giang hồ có tới hàng ngàn loại độc dược tên gọi khác nhau, nhưng hầu hết chúng đều được khởi nguồn từ Thạch tín – loại nguyên liệu thường được xã hội sử dụng để bào chế thuốc trừ sâu, thủy tinh, thuốc pháo…
Nhưng thời đó kỹ thuật sản xuất còn khá thô sơ nên khi bào chế xong độc dược, thạch tín vẫn còn lẫn một lượng nhỏ lưu huỳnh. Các loại kim châm đa phần được làm bằng bạc, khi tiếp xúc với lưu huỳnh sẽ lập tức chuyển thành màu đen. Đây chính là yếu tố giúp các đại hiệp trên giang hồ thường sử dụng để thử độc tố. Do đó, kim châm trở thành vật bất li thân.
Kim châm liệu có thử được bách độc?
Tuy nhiên, trong giới giang hồ, độc dược rất đa dạng, do đó việc sử dụng kim châm đôi khi không thể phát hiện ra tất cả các loại độc, đặc biệt là những chất ở dạng không màu, không mùi, không vị.
Trong Thiên Long Bát Hộ, Hủ Thi Độc được xem loại độc dược gây ám ảnh nhất. Khi bị Hủ Thi Độc tấn công, người bị dính chất độc sẽ nhanh chóng mất mạng. Đặc biệt, chất độc này vẫn tồn tại trong cơ thể của xác chết mà nếu ai đụng vào sẽ trở thành nạn nhân tiếp theo. Hủ Thi Độc có khả năng lây lan kinh khủng mà không có phương pháp điều trị, kể cả dùng kim châm cũng khó lòng phát hiện.
Trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Triệu Mẫn sử dụng loại độc dược Thập Hương Nhuyễn Cân Tán có xuất xứ từ Mông Cổ để đầu độc vô số cao thủ trong võ lâm. Loại độc này khiến nạn nhân mất sạch võ công, từ cao thủ trở thành một người bình thường yếu ớt. Thập Hương Nhuyễn Cân Tán nguy hiểm khó lường, khó phòng bị. Nó có thể phát tán trong không khí, nước uống hoặc đồ ăn. Vì tính đa dạng của nó nên kim châm thử độc cũng không thể nào phát hiện ra được. Các cao thủ khi đối mặt với độc dược này thì cũng đành bó tay.
Giải thích việc dùng kim bạc thử độc
Khoa học hiện đại giải thích vấn đề đó như sau : các chất độc từ thời xưa thường dùng chủ yếu là oxit asen có trong thạch tín, trong quá trình sản xuất thạch tín rất dễ bị nhiễm tạp chất là lưu huỳnh. Nếu chất này tiếp xúc trực tiếp với đồ bạc, trang sức bạc, dây chuyền bạc nữ, bông tai bạc nữ,… Điều này sẽ làm cho bề mặt bạc xuất hiện chất kết tủa không tan màu đen xám.
Do đó nhờ vào nguyên lý này mà những công cụ như những chiếc kim hay trâm thử độc được sử dụng rất phổ biến trong việc bảo vệ sức khỏe của vua chúa cũng như giới quan lại, hoàng tộc. Trang sức bạc cũng được sử dụng rộng rãi nhằm bảo vệ cơ thể.
Ngày nay do công cuộc sản xuất thạch tín trở nên hiện đại. Nên việc lẫn tạp chất lưu huỳnh là rất ít nên các kim bạc rất khó phát hiện. Bên cạnh đó có những chất vốn không độc. Nhưng trong thành phần lại chứa rất nhiều lưu huỳnh hoặc ngược lại những chất rất độc như cỏ độc, axit nitric, bả chuột,… nhưng lại không chứa lưu huỳnh .
Do đó việc dùng bạc để thử độc chỉ mang tính chất tương đối.
Đọc thêm bài viết bổ ích khác tại: Võ thuật.
Nguồn: Vothuat.vn