Tính độ kỵ của dân võ và những mối nguy hiểm chết người. Thông tin này là thông tin rất cần thiết dành cho dân võ. Đặc biệt là những người muốn đi theo con đường chuyên nghiệp. Mỗi ngành nghề đều có những sự đố kỵ khác nhau. Dù ít hay nhiều thì điều đó vẫn không thể nào tránh khỏi. Nhưng ít ai nghĩ rằng trong ngành võ thuật cũng vẫn tồn tại sự độ kỵ. Chẳng hạn, như giữa võ sĩ lâu năm với người mới vào nghề.
Bài viết này sẽ trình bày một số thông tin hữu ích dành cho dân võ. Đó là tính độ kỵ của dân võ và những mối nguy hiểm chết người. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có được những thông tin bổ ích. Từ đó có thể hạn chế những đố kỵ trong cuộc sống. Đặc biệt là trong giới võ đường vốn không chuộng những thói hư tật xấu.
Tính độ kỵ của dân võ
Ông cha ta xưa đã lấy hiện tượng tự nhiên “Con gà tức nhau tiếng gáy” để nói về một nét chung trong tâm lý con người. Đó là tâm lý không muốn thua ai, không chịu kém ai.
Người ta sẵn sàng “thua thầy một vạn” nhưng không thể chịu được khi “kém bạn một ly” Với tâm lý vì “tức nhau tiếng gáy” mà sinh ra đố kỵ, nhỏ nhen, hẹp hòi trong nhiều lĩnh vực, nó diễn ra các hành vi đả phá hoặc triệt hạ nhau dưới nhiều hình thức, gây thiệt hại đáng kể về tâm lý, danh dự và vật chất, đôi khi có cả sự nguy hiểm đến tính mạng nữa!
Trong giới võ thuật thì hiện tượng “Con gà tức nhau tiếng gáy” của một số võ sĩ thời xưa đã dẫn tới những cuộc chiến đẫm máu giữa các võ phái/võ đường với nhau, hoặc chí ít cũng là trận chiến một mất một còn giữa 2 đấu sĩ mà kết quả cuối cùng là làm khuyết đi những nhân vật có tài nhưng kém phần may mắn.
Học võ là rèn luyện nghị lực, tính kiên trì để có bản lĩnh vững vàng, sự quật cường và lòng bao dung, nhân ái. Học võ luôn gắn liền với học “đạo” làm người.
Câu chuyện nổi tiếng về võ sư
Trong một câu chuyện của một võ sư nổi tiếng vào những năm 1960 được đăng tải trên mục thể thao báo Thanh niên số ra ngày 07/03/2017 của 2 tác giả Hoàng Trọng – Bích Thu đã cho thấy điều này.
Tinh thần thượng võ của võ sĩ/hiệp sĩ ngày xưa mà ta đã từng có dịp đọc được trong các pho truyện dã sử hay kiếm hiệp, có lẽ đã được các tác giả xây dựng dựa trên lý tưởng hướng thiện nhằm tôn vinh hình ảnh và tinh thần võ sĩ đạo của những võ sĩ thời xưa. Rất tiếc thời nay tinh thần thượng võ ấy đã mờ nhạt đi nhiều!
Thực tế, trào lưu võ thuật ở vào các thập kỷ nhá nhem giữa cũ và mới thì các trận tranh hùng, công khai hay bí mật trên sàn/bãi đấu, đều ít nhiều để lại các hậu quả không thể lường trước, mà chuyện kể của võ sư P.L trong bài báo nêu trên là một ví dụ điển hình.
Tập võ chính là tu dưỡng cho mình, cho sự sống của mình. Biến mình trở thành mảnh đất màu mỡ cho sự sống, và bằng tâm niệm, tu dưỡng đức hiếu sinh, chuẩn bi cho mình được nhập làm một với sự sống.
Tính háo thắng là nguồn cơn vấn đề
Cái căn cơ trong vấn đề này là tính háo thắng của một số võ sĩ thời ấy là mấu chốt. Thời ấy, người ta chỉ nghĩ đến việc thắng để nổi tiếng, nó đồng nghĩa với việc có nhiều học trò. Và nếu thua thì ngược lại, chứ họ không nghĩ rằng phổ cập võ thuật cho mọi người còn có một mục đích cao đẹp hơn. Do vậy, chẳng may bị thua, người ta bằng mọi cách, mọi thủ đoạn để trả thù hay triệt hạ đối phương có khi cho đến chết. Người thua đã hành động hèn hạ, nhưng người thắng cũng không có gì gọi là vinh quang.
Bởi, ranh giới thắng và thua rất mong manh và không thể là một kết quả bất di bất dịch, khi cái “tiếng gáy” chiến thắng cất lên “quá to” và không đúng thời đúng lúc. Hệ lụy có khi phải trả bằng tính mạng là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra.
Con gà tức nhau tiếng gáy
Thời gian gần đây, trong giới võ thuật Việt Nam đương đại cũng vừa trải qua một cơn “phong ba” mà nguyên nhân bắt nguồn cũng từ chuyện “Con gà tức nhau tiếng gáy” đã làm náo loạn diễn đàn võ thuật trên nhiều trang báo do sự vào cuộc của các nhóm phóng viên!
Do vậy, thiết nghĩ đã ở vào hàng võ sư rồi thì có cần phải khoe khoang, phô trương hay thách đố như thế không? Hậu quả trong những sự kiện vừa qua là gì? Cộng đồng quan tâm đến võ thuật được một phen “tỏ mặt anh hùng”!
Người xưa đã nói “Cao nhân tắc hữu cao nhân trị” (người giỏi ắc có người khác giỏi hơn) Trong thiên hạ thiếu chi người tài cao, nhưng họ không khoe khoang lộ diện, cho nên đôi khi lắm kẻ đứng trước Thái Sơn mà không hề hay biết!
Những mối nguy hiểm chết người
“Độc cô cầu bại của võ thuật Việt Nam: Suýt bỏ mạng vì bị trả thù”
Đây là tựa đề của một bài báo. Mà cũng là một lời cảnh tỉnh cho những ai đang mang trong mình tính khoe khoang háo thắng. Đồng thời qua câu chuyện kể này chúng ta cũng thấy. Nó cho thấy sự hiểm nguy từ tính đố kỵ trong làng võ, để từ đó rút ra một bài học cho mình.
Trong thiên hạ thiếu chi người tài cao, nhưng họ không khoe khoang lộ diện. Cho nên đôi khi lắm kẻ đứng trước Thái Sơn mà không hề hay biết.
Cũng từ các hiện tượng tiêu cực trên. Nên đã có không ít võ phái trói buộc học trò của mình vào quy định của bản môn. Với điều răn: Cấm không được tranh hơn thua với người khác.
Hy vọng từ những bài học đắt giá đã xảy ra từ lâu. Hoặc mới đây sẽ đem lại cho những người mê võ có một suy nghĩ tích cực hơn. Để không còn cảnh vì “Con gà tức nhau tiếng gáy” mà thiệt thân. Hay làm lu mờ hình ảnh của một võ sĩ thời danh.
Ý nghĩa của “mâu thuẫn”, “đố kỵ” trong dân võ
Theo nhiều giai thoại, từ “mâu thuẫn”gắn liền với những vũ khí của người Việt cổ. Đó là “mâu” (một loại vũ khí giống như thương, giáo) và “thuẫn” (một loại khiên).
Có chuyện kể rằng, có một người thợ Việt cổ nổi tiếng với tài luyện kim. Ông rèn được những mũi mâu (một loại mũi thương có hình thù kỳ dị) bén nhọn. Ông tuyên bố rằng mâu của ông có thể đâm thủng mọi thứ trên đời. Nhiều tướng Việt thấy thế liền mua về. Ít lâu sau, ông lại rèn thuẫn (khiên). Ông tiếp tục tuyên bố “Thuẫn của tôi, trên đời này không có thứ gì có thể đâm thủng”.
Một vị tướng đã hỏi ngược lại. “Vậy, nếu lấy mâu của ông đâm vào thuẫn của ông thì sẽ như thế nào?” Người thợ rèn biết mình đã tự làm khó mình, khi “quảng cáo” quá đà. Bèn im bặt thu dọn quầy vũ khí không bán nữa. Kể từ đó, dân gian bắt đầu dùng từng “mâu thuẫn” với ý nghĩa như hiện nay.
Câu chuyện kể trên có nhiều dị bản. Và cũng không được xác định bởi bất cứ tài liệu nghiên cứu văn học dân gian nào. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng “mâu thuẫn” là một từ thuần Việt. Vì bản thân hai từ “mâu” – “thuẫn” cũng là từ chỉ hai loại vũ khí có thật trong lịch sử người Việt cổ. Trong những nền văn hóa ảnh hưởng đến người Việt như Trung Hoa, Chăm… những từ đồng nghĩa với “mâu thuẫn” đều có phát âm rất khác. Từ đó, chúng ta càng có thêm luận cứ rằng câu chuyện thú vị của từ “mâu thuẫn” là có thật.
Để tham khảo những thông tin cần thiết khác, bạn có thể truy cập: Võ thuật.
Nguồn: Vothuat.vn