Đặng Văn Lâm là cầu thủ của Việt Nam đầu tiên được bước tới J.League 1. Và bỏ lại sau lưng mọi lùm xùm, tranh chấp ở Thái Lan. Anh cũng là thủ môn đầu tiên của Việt Nam xuất ngoại. Văn Lâm dùng chính năng lực của mình để thể hiện bản thân và giành lấy cơ hội sự nghiệp. Tài năng của anh là thứ vàng đã thử qua nhiều loại lửa khác nhau. Sự nỗ lực của anh cũng là thứ kim cương đã được rèn dũa bởi nhiều bài học xương máu. Nó làm nên một cầu thủ đĩnh đạc và kiên định. Anh đến với giải đấu hàng đầu Nhật Bản bằng chính bằng năng lực thật sự của mình.
Thủ môn đầu tiên xuất ngoại
Trong lịch sử bóng đá Việt Nam, Văn lâm là thủ môn đầu tiên xuất ngoại. Lần đầu anh chuyển sang thi đấu cho Muangthong United tháng 1/2019. Không như những cầu thủ đi trước, Văn Lâm là trụ cột của Muangthong. Anh đã chơi trọn 30 trận ở Thai League 2019. Thủ môn trưởng thành ở Nga tiếp tục chiếm vị trí chính thức mùa 2020, nhưng bị đẩy xuống ghế dự bị trong những trận cuối.
Tháng 1/2021, anh đơn phương chấm dứt hợp đồng với Muangthong, dù bị CLB Thái Lan kiện. Văn Lâm vẫn được FIFA cấm giấy chuyển nhượng quốc tế ITC, để đầu quân Cerezo Osaka sáng 30/1. Văn Lâm trở thành cầu thủ Việt Nam đầu tiên ký hợp đồng với CLB ở J-League.
Sáng 30/1, CLB Nhật Bản Cerezo Osaka thông báo chiêu mộ thủ môn Đặng Văn Lâm. CLB Cerezo Osaka thông báo trên trang chủ. “Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản đang hạn chế việc nhập cư do Covid-19, nên Văn Lâm sẽ đến Nhật sớm nhất có thể. Anh sau đó sẽ được kiểm tra y tế rồi hoàn tất việc ký hợp đồng”.
Mơ ước xuất ngoại của nhiều cầu thủ
Trước khi chiêu mộ Văn Lâm, nước Nhật là nơi bén duyên nhiều cầu thủ Việt Nam nổi tiếng. Lê Công Vinh bắt đầu đến Consadole Sapporo năm 2013. Thương vụ này về sau, người ta gọi anh là “đại sứ bóng đá và du lịch”. Dù sao thì với 9 trận đấu và 2 bàn thắng cho đội bóng xứ Hokkaido, bản hợp đồng của Công Vinh cũng là một thành công đúng chuyên môn.
Đấy là những con số mà Nguyễn Công Phượng hay Nguyễn Tuấn Anh. Những đứa con cưng nhà bầu Đức, nằm mơ cũng không có được. Công Phượng và Tuấn Anh khi được “gả bán” cho Mito Hollyhock và Yokohama đều ấp ủ tham vọng “lên trình” nhờ cuộc sống ở một chân trời khác. Nhưng thực tế khắc nghiệt buộc họ phải làm bạn với ghế dự bị hầu hết thời gian du học.
Dù chỉ là giải hạng hai. Nhưng Nhật Bản là miền đất vừa hy vọng và cũng ám ảnh cho những cầu thủ Việt. “Đừng đi Nhật” thậm chí đã từng trở thành lời cảnh báo cho Nguyễn Quang Hải. Ngôi sao sáng nhất mà bóng đá Việt Nam sở hữu trong khoảng 3 năm gần đây. Từ khi anh vừa có ý định xuất ngoại.
Khác biệt của Văn Lâm
Giới chuyên môn thì sẽ hiểu cầu thủ Việt thực sự đã đủ đẳng cấp chơi bóng ở nước ngoài hay chưa. Những chuyến xuất ngoại của họ cũng chỉ cập bến hạng thấp. Và mang tinh thần học việc nhiều hơn là đóng góp tài năng cho giải đấu. Đúng ra là cầu thủ Việt mơ ước được đến đó nhiều hơn là đội bóng cần họ.
Nhưng Văn Lâm thì khác. Anh không được đỡ đầu bởi túi tiền của ông chủ. Không được gửi gắm qua những thông điệp nồng nàn giống như mỗi chuyến “đưa dâu”, mà thậm chí còn “về nhà chồng” bằng tranh chấp, bằng kiện tụng. Và để khép lại những lùm xùm ấy, anh buộc CLB mới phải chiến đấu để có được anh.
Văn Lân thẳng tiến tới J.League 1, giải đấu cao nhất của Nhật. Tại đây, Cerezo Osaka chủ động dõi theo anh. Quan tâm từng bước đi của anh để cuối cùng ký vào một bản hợp đồng.
Năng lực là tấm vé thông hành
Đội bóng Cerezo Osaka không phải có phòng truyền thống quá rực rỡ. Nhưng trong lịch sử, họ cũng từng có những thành tích như Cúp Quốc gia, hạng Ba J.League 2017…, Với những ngôi sao tham gia như Diego Forlan hay từ đó bước tới châu Âu như Shinji Kagawa của Borussia Dortmund và Takumi Minamino của Liverpool. Đội bóng xứ hoa anh đào để ý đến Văn Lâm như là kế hoạch cạnh tranh để bảo vệ khung thành của họ.
Để có Văn Lâm, Cerezo Osaka không ngần ngại hỗ trợ anh mọi mặt trong vấn đề pháp lý với CLB cũ Muangthong United. Thiện chí từ CLB giúp Văn Lâm và người đại diện của anh vững vàng hơn rất nhiều. Trước áp lực không chỉ từ phía Muangthong mà cả từ LĐBĐ cộng với người hâm mộ Thái Lan. Ngay sau khi FIFA cấp giấy phép lao động cho cầu thủ Văn Lâm. Trang chủ mạng xã hội của Cerezo Osaka đã lập tức đăng tin “thắng trận”.
Còn nhiều chông gai phía trước
Có thể nói, cách Văn Lâm ra đi không hề vui vẻ. Và càng không xứng đáng với những đóng góp của anh cho Muangthong hay tình cảm người hâm mộ CLB dành cho anh. Nhưng ở một khía cạnh khác. Cuộc tranh chấp này phần nào đã khẳng định năng lực của thủ môn người Việt gốc Nga này. Và cũng cho thấy quyết tâm của Cerezo Osaka để giành được anh.
Đội bóng Nhật Bản chưa biết đến bao giờ mới sử dụng được Văn Lâm. Nhưng trước mắt, họ đã nhìn thấy lợi nhuận khi tân binh của họ ngay lập tức tăng giá gấp rưỡi trên thị trường chuyển nhượng (từ 200.000 lên 300.000 Euro). Biến động ấy dự báo Văn Lâm sẽ có một tương lai “bận rộn” ở Cerezo Osaka. Khi người gác đền kỳ cựu của CLB là Kim Jin-hyeon sắp sang tuổi 35.
Không tính giai đoạn khó khăn ở Muangthong, Văn Lâm chưa hề thi đấu nhưng đã ghi điểm quan trọng cho mình trên hành trình mới. Đấy là giai đoạn quyết định, mở ra một lối đi hoàn toàn mới cho thủ môn Việt Nam. Không phải là đi học việc hay nhờ tựa nhờ bệ phóng nào. Năng lực bản thân chính là tấm giấy thông hành cho tất cả bước đi của Văn Lâm vào những miền đất hứa.
- Xem thêm Cầu thủ bóng đá
Nguồn : zingnews.vn